<

Tài sản vô hình, vốn quan hệ trong kinh doanh thời hiện đại, lobby (hay còn gọi vui là chạy chọt) là những xúc tác cần có để phát triển vốn của doanh nghiệp....giúp cho tiến an toàn và tiến xa hơn trong tương lai.

Quản lý rủi ro là việc xác định, đánh giá và ưu tiên hóa rủi ro (định nghĩa trong ISO 31000 là ảnh hưởng của sự không chắc chắn về mục tiêu) tiếp theo là việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các sự kiện không may[1] hoặc để tối đa hoá việc thực hiện các cơ hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro là để đảm bảo sự không chắc chắn này không làm lệch hướng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.[2]

Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn trong thị trường tài chính, các mối đe dọa từ thất bại của dự án (ở bất kỳ giai đoạn nào trong thiết kế, phát triển, sản xuất, hoặc vòng đời duy trì), trách nhiệm pháp lý, rủi ro tín dụng, tai nạn, nguyên nhân tự nhiên và thiên tai, tấn công từ đối thủ, hoặc các sự kiện có nguyên nhân gốc rễ không chắc chắn hoặc không thể đoán trước. Có hai loại sự kiện, nghĩa là sự kiện tiêu cực có thể được phân loại là rủi ro trong khi sự kiện tích cực được phân loại là cơ hội. Một số tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã được một số tổ chức xây dựng bao gồm Viện Quản lý Dự ánViện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, các hiệp hội về thống kê, và các tiêu chuẩn ISO.[3][4] Các phương pháp, định nghĩa và mục đích của các tiêu chuẩn này rất khác nhau, tùy theo phương pháp quản lý rủi ro trong bối cảnh nào: quản lý dự án, an ninh, kỹ thuật, quy trình công nghiệp, danh mục đầu tư tài chính, đánh giá tính toán, hoặc y tế và an toàn công cộng.

Các chiến lược để quản lý các mối đe dọa (sự không chắc chắn với hậu quả tiêu cực) thường bao gồm việc tránh né mối đe dọa, giảm tác động tiêu cực hoặc xác suất của mối đe dọa, chuyển tất cả hoặc một phần mối đe dọa cho bên khác, và thậm chí giữ lại một số hoặc toàn bộ các tiềm năng hoặc hậu quả thực tế của một mối đe doạ nhất định, và sự đối lập về cơ hội (các trạng thái không chắc chắn trong tương lai nhưng có lợi ích).

Một số khía cạnh của nhiều tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã bị chỉ trích vì không có cải thiện đáng kể về rủi ro; trong khi sự tin tưởng vào ước tính và quyết định dường như tăng lên. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng cứ một trong sáu dự án CNTT là "thiên nga đen" với chu phí dôi dư khổng lồ (chi phí quá mức trung bình là 200% và lịch trình dôi dư 70%).[5]

Quản trị rủi ro (Risk management)

Định nghĩa +

Quản trị rủi ro trong tiếng Anh là Risk management. Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Vai trò của quản trị rủi ro trong tổ chức

- Giúp tổ chức hoạt động ổn định

- Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, chiến lược kinh doanh

- Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn

- Giúp tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị

- Giúp tăng độ an toàn trong các hoạt động của tổ chức

- Giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các hoạt động kinh doanh mạo hiểm

Quá trình quản trị rủi ro

- Nhận dạng rủi ro: Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro.

- Phân tích và đo lường rủi ro: Phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại.

- Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.

- Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc lập các quĩ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất.

Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Quản trị chiến lược là những hoạt động quản trị nhằm xác định những mục tiêu lâu dài, để thực hiện sứ mạng của một tổ chức.

- Quản trị các hoạt động tác nghiệp bao gồm những hoạt động liên quan đến kinh doanh như quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, quản trị dịch vụ… nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.

- Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính; Khái luận về quản trị rủi ro, Tổ hợp giáo dục Topica)

****

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất trong tiếng Anh là Interest Rate Risk.

Rủi ro lãi suất là rủi ro mang tính đặc trưng của bất kì một trung gian tài chính nào khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Sự không cân xứng về thời hạn giữa tài sản và nguồn vốn xảy ra thường xuyên trong quá trình hoạt động của các trung gian tài chính cùng với sự biến động thường xuyên của mức lãi suất thị trường làm cho các tổ chức này rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất. 

Rủi ro lãi suất được thể hiện ở hai dạng sau:

Rủi ro lãi suất do tái tài trợ nguồn vốn

Hành vi tái tài trợ nguồn vốn xảy ra khi nguồn vốn huy động có thời hạn ngắn hơn yêu cầu sử dụng vốn. Trong trường hợp thời hạn của nguồn vốn huy động ngắn hơn thời hạn sử dụng vốn và lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên cao hơn mức lãi suất đang đầu tư thì rủi ro lãi suất thực sự nảy sinh.

Rủi ro lãi suất do tái đầu tư tài sản

Rủi ro lãi suất xảy ra khi thời hạn nguồn vốn lớn hơn thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn được đầu tư lại với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động vốn do sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Đo lường rủi ro lãi suất

Mức độ rủi ro lãi suất tiềm năng được đo lường bằng sự thay đổi giá trị tài sản trong dự tính căn cứ vào chiều hướng biến động lãi suất và mức độ chênh lệch thời hạn của nguồn vốn và tài sản.

Khái niệm giá trị thị trường của tài sản tài chính là giá trị qui về hiện tại của chúng với lãi suất thị trường được sử dụng làm lãi suất chiết khấu qui về hiện tại. 

Nếu lãi suất chiết khấu tăng lên thì giá trị qui về hiện tại giảm xuống. Mặt khác nếu thời gian chiết khẩu càng dài thì giá trị hiện tại càng giảm nếu lãi suất chiết khấu không đổi. 

Vì thế trong trường hợp thời hạn tài sản lớn hơn nguồn vốn và lãi suất đang có xu hướng tăng lên thì giá trị tài sản sẽ giảm nhanh hơn nguồn vốn, ảnh hưởng đến giá trị vốn tự có. Ngược lại, nếu thời hạn tài sản nhỏ hơn thời hạn nguồn vốn và lãi suất đang có xu hướng giảm xuống thì giá trị tài sản tăng chậm hơn giá trị thị trường của nguồn vốn và rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Lao Động).

*****

Đo lường rủi ro

risk_management-e1528963707439

Hình minh họa

Đo lường rủi ro (Risk measurement)

Định nghĩa

Đo lường rủi ro trong tiếng Anh là Risk measurementĐo lường rủi ro là tính toán, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro từ đó phân nhóm rủi ro.

Nội dung đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro bao gồm hai nội dung chính là đo lường tần số của tổn thất và đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro.

(1) Đo lường tần số của tổn thất

- Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm.

Nếu nhà quản trị giả định không thể có hơn một tổn thất xảy ra trong một năm, xác suất tổn thất sẽ là tần số tổn thất hàng năm.

(2) Đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro

- Tổn thất lớn nhất có thể có là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được.

- Tổn thất lớn nhất phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào đối tượng của tổn thất.

Ma trận về tần suất và biên độ rủi ro

Tần suất /

Biên độ

Cao Thấp
Cao I II
Thấp III IV

 

Các phương pháp đo lường rủi ro

(1) Phương pháp định lượng

- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo lường trực tiếp như cân đong, đo đếm.

- Phương pháp gián tiếp: là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua việc suy đoán tổn thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình như là các chi phí cơ hội, sự giảm sút vế sức khỏe, tinh thần người lao động…

- Phương pháp xác suất thống kê: Xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đại diện, tính tỉ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định tổng số tổn thất.

(2) Phương pháp định tính (Phương pháp cảm quan): là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia để xác định tỉ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất.

(3) Phương pháp tổng hợp: Phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kĩ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.

(4) Phương pháp dự báo tổn thất

- Là phương pháp người ta dự đoán những tổn thất có khi rủi ro xảy ra. 

- Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch và được tính bằng công thức: 

T = n × p ×t

Trong đó: 

T: Tổn thất trung bình có thể có

n: Số lần quan sát hoặc sự kiện xảy ra trong tương lai

p: Xác suất rủi ro

t: Mức độ tổn thất bình quân của mỗi sự cố.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính; Khái luận về quản trị rủi ro, Tổ hợp giáo dục Topica)

 
****
 
10 NGUYÊN TẮC CỦA NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ RỦI RO

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các công ty đã tập trung chú trọng hơn về những rủi ro có thể xảy ra. Ban lãnh đạo của các công ty, nhất là các tập đoàn lớn đã nhìn nhận sự cần thiết của việc quản lý rủi ro. Các Giám đốc tài chính cũng đã có nhiều thay đổi không chỉ chú trọng đến tình hình tài chính mà còn mở rộng hơn về các rủi ro sẽ có thể xảy đến. Quản lý rủi ro được xem xét như một môn “nghệ thuật” đầy thú vị bởi sự biến động. Dưới đây là 10 nguyên tắc để các CFO có thể quản lý rủi ro một cách “uyển chuyển” và “điêu luyện” nhất.

 

#1. QUẢN LÝ RỦI RO LUÔN ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN ĐẦU TIÊN

Hầu hết các nhà quản lý thường đề cập đến những kế hoạch kinh doanh mới, những bước phát triển đầy tham vọng và những viễn cảnh tuyệt vời trong tương lai, nhưng thường bỏ qua các rủi ro. .

Theo một khảo sát từ Havard Business Review từ năm 2011, có khoảng 42% các công ty 10.000 nhân viên có thêm vị trí Giám đốc Quản lý rủi ro (CRO). Các công ty có thêm vị trí này thường có các công cụ lập kế hoạch cho những rủi ro về tài chính, chi phí vốn,…và thông báo cho nội bộ. Điển hình như tại General Electric, hàng năm ban Giám đốc sẽ phát triển một danh sách các rủi ro mà công ty sẽ phải đối mặt trong năm tới và danh sách này được công khai trong nội bộ công ty. Giám đốc Quản lý rủi ro sẽ trực tiếp điều phối các hoạt động, đảm bảo quản lý được các rủi ro trong mọi tình hình. Ngoài ra còn đưa ra các dự báo, kịch bản cho những rủi ro mà công ty có thể sẽ gặp trong thời gian tới, giải trình cũng nhưng báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính.

#2: QUẢN LÝ RỦI RO KHÔNG CHỈ LÀ LÝ THUYẾT

Quản lý rủi ro không thể chỉ là lý thuyết trên giấy, không chỉ là nhận biết để tránh phải đối mặt với những rủi ro. Các doanh nghiệp lớn nếu không khéo sẽ biến những lý thuyết về rủi ro chỉ mãi là lý thuyết riêng biệt xa rời với những rủi ro thực tế mà họ phải đối mặt. Các rủi ro cần phải bám sát tình hình thực tế đang diễn ra của công ty. Sự tích hợp quản lý rủi ro vào quy trình vận hành của công ty là điều cần thiết. Điều này giúp các nhà quản lý hiểu rõ được phạm vi rủi ro mà công ty đang phải đối mặt bằng cách xác định lĩnh vực rủi ro chính, đánh giá khả năng rủi ro. Từ đó sẽ có những kế hoạch giảm nhẹ hoặc tận dụng ngược lại các rủi ro.

#3: PHỨC TẠP KHÔNG LÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Các hệ thống quản lý rủi ro không phải là hệ thống vận hành công việc, chính vì vậy sự phụ thuộc vào các chỉ số phân tích chuyên sâu là điều không quá cần thiết. Những rủi ro được giả định chứ không phải là mục tiêu là mà các nhà kinh doanh hướng đến. Một hệ thống xử lý đơn giản nhưng bao quát là điều cần thiết cho quản lý những rủi ro

#4: CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO

Hầu hết các công ty có xu hướng nghĩ về rủi ro chủ yếu là về rủi ro tài chính tiềm ẩn. Mặc dù đây là một khía cạnh quan trọng nhưng chưa thật sự đủ để nói về các rủi ro tiểm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong số 100 công ty bị thua lỗ giá cổ phiếu lớn nhất trong giai đoạn từ từ 1995 đến 2004, có 37 công ty bị ảnh hưởng bởi rủi ro tài chính, trong khi số công ty còn lại, gần gấp đôi do bị ảnh hưởng bởi những rủi ro đến từ chiến lược thực thi. Điều quan trọng là cần có chiến lược cho những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai và xem nó là một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh. Các rủi ro trên các phương diện cũng cần được xem xét kỹ lượng cũng như rủi ro xuất phát từ tài chính.

#5: HƠN CẢ CHÍNH ĐÓ LÀ VĂN HÓA

Quản lý rủi ro là cả một nền văn hóa. Mục tiêu của hệ thống quản lý rủi ro không chỉ để thực thi các chính sách mới mà còn để tạo nên văn hóa tổ chức, thúc đẩy tính chủ động trong việc giải quyết chứ không chỉ phản ứng lại các rủi ro. Mục tiêu của “văn hóa nhận thức rủi ro” không phải để né tránh hay tiến tới cân bằng rủi ro. Trong một số trường hợp, rủi ro là điều cần phải chấp nhận để nắm bắt được những cơ hội quan trọng khác. 

#6: NHẬN THỨC RỦI RO CHO TOÀN HỆ THỐNG

Dữ liệu về những rủi ro tiềm ẩn không chỉ nên gói gọn trong ban giám đốc mà cần có sự thông tin đến các bộ phận trong công ty. Thông tin lưu thông trong nội bộ công ty để mỗi cá nhân có sự nhận thức và hiểu rõ những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của cả công ty cũng như bộ phận mình phụ trách. Các Giám đốc tài chính cần có sự thông tin cũng như cập nhật liên tục đến các trưởng bộ phận, đồng thời ghi nhận các trường hợp thực tế từ các nhân viên.

#7: KHÔNG PHẢI LÀ BÁO CÁO BÀN LUẬN VỀ NHỮNG RỦI RO

Quản lý rủi ro chính xác là những dự đoán về một tương lai không chắc chắn. Và thực tế rằng không một nhà kinh doanh hay quản lý nào muốn những số liệu trong kế hoạch rủi ro chính xác hoàn toàn. Quản lý rủi ro là nhận thức về mức độ những tác động ngoài mong muốn ảnh hưởng đến sự phát triển của công việc kinh doanh. Từ đó có sự chuẩn bị cho những tổn thất ở mức thấp nhất hoặc là chuyển hóa những rủi ro thành cơ hội phát triển mới.

#8: KHÔNG CÓ CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC CHO RỦI RO

Các rủi ro không bao giờ là bất động, nó thay đổi dựa trên nhiều yếu tố xuất phát từ bên trong doanh nghiệp hoặc tác động từ tình hình chung của thị trường kinh tế. Các giả định về những rủi ro thường thay đổi nhanh chóng. Không loại trừ sự thay đổi xu hướng từ thị trường kinh tế cũng đều có thể tạo nên những rủi ro mới. Các rủi ro cần phải được rà soát liên tục cũng như cập nhật kịch bản về những tình huống có thể xảy đến trong tương lai.

#9: CHUẨN BỊ CHO NHỮNG RỦI RO KHÔNG TƯỞNG

Các sự kiện “black-swan” đều có thể xảy ra mà không một báo trước, hoàn toàn bất ngờ và hoàn toàn mới lạ, thị trường tài chính hay kinh tế phải tập quen dần với điều này. Một trường hợp đến từ Nhật Bản năm 2011 khi trận động đất và sóng thần Tohoku ấp đến kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho ngành điện hạt nhân. Theo nghiên cứu từ BCG cũng đã cho thấy rằng những công ty có khả năng thích ứng cao với những rủi ro bất ngờ có khả năng phát triển hơn các công ty không có khả năng này đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

#10: THÀNH CÔNG TRONG RỦI RO

Hướng giải quyết của các nhà kinh doanh với những rủi ro thường là né tránh hoặc do lo sợ những tổn thất về doanh thu hoặc mất đi các lợi ích. Thay vì vậy các công ty có thể nắm bắt những cơ hội có trong rủi ro để đảo ngược tình thế hoặc tạo ra những đột phá khác biệt. Các nhà quản lý có thể biến những kịch bản trong trường hợp xấu thành trở thành một kịch bản hoàn hảo cho tình trạng khủng khoảng đang diễn ra.

    Theo BCG

*****

Các doanh nghiệp (DN) phải đối mặt với nhiều rủi ro, cần có công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro, cũng như chi phí liên quan đến ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra, đó là quá trình quản trị rủi ro.

Nhà quản trị rủi ro của DN thường đưa ra các quyết định dựa trên sự đánh giá các rủi ro liên quan và chi phí bỏ ra để trả cho sự đảm bảo về các rủi ro đó. Rủi ro và sự đảm bảo luôn thay đổi theo thời gian, do đó quản trị rủi ro cần được thực hiện một cách liên tục.

Một số đơn vị, DN áp dụng quy trình đánh giá rủi ro đơn giản, đưa ra các quyết định nhanh chóng  nhằm bảo vệ hoặc hạn chế rủi ro. Một số DN khác áp dụng quy trình quản trị rủi ro phức tạp hơn trong việc sử dụng các công cụ định lượng rủi ro để đánh giá rủi ro. Sau đó áp dụng khảo sát một số mô hình quản trị rủi ro hiện đại với mục tiêu giúp xây dựng một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả trong đơn vị. Dù DN áp dụng theo quy trình quản trị rủi ro nào, thì một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả phải thực hiện ít nhất 4 bước sau: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Định lượng rủi ro; (iii) Lên kế hoạch ứng phó rủi ro; (iv) Giám sát rủi ro.

Kết quả nghiên cứu

4 bước trong quá trình quản trị rủi ro gồm: Nhận diện rủi ro; Định lượng rủi ro; Lên kế hoạch ứng phó rủi ro; Giám sát rủi ro nên được áp dụng trong tất cả các bộ phận của đơn vị với sự tham gia của nhiều bộ phận và nhân viên hoạt động trong bộ phận được đánh giá. Những rủi ro phổ biến này có thể xảy ra do chịu tác động của các yếu tố: Thay đổi nhu cầu của khách hàng, thay đổi cơ chế chính sách pháp luật hay mở rộng thị trường.

Khái niệm quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Quản trị rủi ro của DN là một quá trình, được thực hiện bởi ban giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh cụ thể và trên quy mô toàn DN, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến DN và quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của DN (COSO, 2004).

Trong khái niệm về quản trị rủi ro theo COSO, 2004 cần hiểu rõ một số các yếu tố:

Quản trị rủi ro là một quy trình. Quy trình được Từ điển Bách khoa toàn thư mở rộng Wikipedia định nghĩa, là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Quản trị rủi ro của DN cần được thực hiện bởi những người có liên hệ trực tiếp với hoạt động trong DN và quản trị rủi ro của DN được áp dụng thông qua việc thiết lập các chiến lược trên phạm vi toàn DN.

Khái niệm khẩu vị rủi ro cần hiểu một cách đúng đắn trong việc thực hiện quản trị rủi ro của DN. Theo đó, khẩu vị rủi ro là số lượng rủi ro, ở mức độ rộng, mà một DN và các nhà quản trị của họ sẵn sàng chấp nhận để theo đuổi giá trị được nhận. Khẩu vị rủi ro có thể được đo lường định tính bằng cách phân loại rủi ro thuộc nhóm, trung bình hay thấp. Mỗi đơn vị và mỗi nhà quản trị có khẩu vị rủi ro khác nhau.

Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - Ảnh 1

Quản trị rủi ro của DN cung cấp sự đảm bảo hợp lý về khả năng hoàn thành mục tiêu của DN. Quản trị rủi ro của DN trong bất kỳ đơn vị nào, dù được thiết lập hay triển khai tốt như thế nào, không thể cung cấp cho nhà quản lý sự đảm bảo chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu mà DN đề ra.

 

Quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Quy trình quản trị rủi ro của DN được thực hiện theo các nội dung sau:

Nhận diện rủi ro

Quy trình quản trị rủi ro là một quy trình có chủ ý xây dựng cũng như nghiên cứu kỹ để phát hiện được những rủi ro có khả năng xảy ra ở từng lĩnh vực hoạt động của đơn vị và sau đó nhận diện những vùng rủi ro ảnh hưởng lớn trong giai đoạn nhất định (Bảng 1).

Quy trình nhận diện rủi ro nên được thực hiện ở tất cả các cấp độ theo phương thức một rủi ro có ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc dự án đơn lẻ không có nghĩa là sẽ không có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ DN. Ngược lại, khi rủi ro có ảnh hưởng đến toàn DN thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các đơn vị bộ phận khác trực thuộc. Bảng 1 cho thấy, một số loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến DN, bao gồm rủi ro, hoạt động và rủi ro tài chính.

Đánh giá rủi ro chính

Sau khi nhận diện được rủi ro tại DN, bước tiếp theo là đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. DN có thể lựa chọn cách tiếp cận  phương pháp khác nhau để đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, mức ý nghĩa của rủi ro. Mục đích của việc áp dụng phương pháp đánh giá là để xác định vùng rủi ro mà nhà quản lý đáng phải lưu tâm nhất. Người quản lý nên đánh giá những rủi ro này bằng cách sử dụng các câu hỏi về khả năng xảy ra rủi ro.

Khả năng và tính không chắc chắn

Khi một số lượng lớn các rủi ro đã được xác định, quản lý nên suy nghĩ về khả năng rủi ro ước tính cá nhân và sự xuất hiện về xác suất hai chữ số từ 0,01 đến 0,99. Các rủi ro nói chung luôn có cơ hội xảy ra, nhưng không thể khẳng định rằng rủi ro đó 100% sẽ xảy ra hay 0% sẽ không bao giờ xảy ra. Do đó, sử dụng lý thuyết xác xuất để ước lượng khả năng xảy ra rủi ro là hợp lý.

Nếu xác suất rủi ro A xảy ra là 60% và xác suất của một rủi ro B riêng biệt nhưng có liên quan cũng là 60%, chúng ta chưa thể xác định xác suất của cả hai xảy ra là 0,60 + 0,60 = 1,20 (120% này không có ý nghĩa). Thay vào đó, xác suất chung của hai độc lập sự kiện là sản phẩm của hai xác suất riêng biệt. Đó là:

Pr (Sự kiện 1) × Pr (Sự kiện 2) = Pr (Cả hai sự kiện)

Tức là, nếu sự kiện 1 là 0.60 và sự kiện 2 cũng 0.60, xác suất kết hợp của cả hai sự kiện xảy ra là (0,60) × (0,60) = 0,36.

 

Xét về đánh giá, nếu rủi ro có 60% ý nghĩa quan trọng hoặc khả năng 60% rằng rủi ro sẽ xảy ra và nếu tác động được đánh giá ở mức 60%, xác suất 36% sẽ được tính cho cả hai. Khái niệm này được gọi là điểm rủi ro cho rủi ro riêng lẻ. Tuy nhiên, quy trình đánh giá rủi ro chính xác đòi hỏi nhiều hơn chỉ là ước tính hàng đầu, cho dù được nêu trong một phạm vi từ 1 đến 9 hoặc là một tỷ lệ đầy đủ hai chữ số.

Rủi ro phụ thuộc lẫn nhau

Rủi ro được xem xét ở mức độ độc lập tại các DN, bộ phận nhưng cần được xem xét và đánh giá trong toàn bộ cơ cấu tổ chức. Mặc dù một rủi ro cần phải quan tâm về rủi ro ở mọi cấp của tổ chức, nó thực sự có quyền kiểm soát chỉ những rủi ro trong phạm vi của chính nó. Vấn đề là rủi ro thường có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong một DN. Mỗi DN hoạt động chịu trách nhiệm quản lý rủi ro của riêng mình, nhưng có thể phải chịu hậu quả của các sự kiện rủi ro trên các DN trên hoặc dưới nó trong cơ cấu tổ chức.

Phân tích định lượng rủi ro

DN có thể tiến hành định lượng - xác định chi phí cho các loại rủi ro khi xảy ra, tất cả các rủi ro đã được xếp hạng ở bước trên, tuy nhiên có thể chọn lựa ưu tiên các rủi ro chính có ảnh hưởng lớn nếu hạn chế về thời gian và chi phí. Phân tích định lượng yêu cầu đơn vị chỉ ra được những ảnh hưởng do rủi ro gây ra, mức định lượng thường được xác định theo giá trị.

Giám sát rủi ro

Quá trình nhận diện rủi ro không chỉ là một quá trình đơn lẻ được diễn ra trong một thời điểm nhất định, mà quá trình này cần được duy trì thường xuyên liên tục trong các DN. Các rủi ro không bất biến mà ngược lại thường xuyên thay đổi, thậm chí một số loại rủi ro còn trở nên lớn hơn, mức độ gây ra thiệt hại cao hơn khi môi trường thay đổi. Do đó, tất cả các loại rủi ro cần được nhận diện cũng như giám sát thường xuyên liên tục.

Sự giám sát này của DN đối với rủi ro nên được tiến hành định kỳ hàng quý hoặc hàng năm để có thể nhận biết sự thay đổi, giám sát rủi ro một cách kịp thời. Giám sát rủi ro tại DN có thể được thực hiện bởi các chủ sở hữu hoặc được thực hiện bởi một bộ phận độc lập như kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ là bộ phận có sự hiểu biết sâu sắc về tình trạng của các loại rủi ro, có phương án xử lý, tìm hiểu, đánh giá và quản trị rủi ro một cách kịp thời theo kế hoạch thực hiện kiểm toán hàng năm đối với các bộ phận trong DN.

Kết luận

Quản trị rủi ro trong DN luôn là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt là các nhà quản trị trên phương diện công cụ đắc lực giúp cho DN hoàn thành được mục tiêu đề ra. Nghiên cứu đã phân tích khái niệm quản trị rủi ro, giải thích căn bản khái niệm để chỉ ra được bản chất của quản trị rủi ro DN. Đồng thời, phân tích về cơ sở lý luận kết hợp với ví dụ hướng dẫn cụ thể các bước công việc từ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, định lượng rủi ro và giám sát rủi ro, là căn cứ cho các DN tham khảo xây dựng mô hình quản trị rủi ro tại DN mình.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính;
  2. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (2016), Báo cáo khảo sát mô hình quản trị rủi ro DN cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
  3. Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam (PwC) (2016), Tài liệu đào tạo quản trị rủi ro;
  4. COSO (2004), Enterprise risk management framework;
  5. COSO (2009), International Organization for Standardization - Risk management - Principles and guidelines ISO 31000;
  6. John Shortreed., John Hicks., & Lorraine Craig (2003), ‘Basic frameworks for risk management Network for Environmental Risk Assessment and Management’, Journal of Taxion and Accouting, No124, pg 56-67.

Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
ĐĂNG KÝ LÁI THỬ XE

Hãy gọi luôn 0968.379.699 - 0926.75.88.99 để hẹn lái thử xe.

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

XETỐT360 cung cấp mọi thông tin cần thiết cho khách hàng.

Hotline: 0968.379.699 - 092.675.8899 (mr.Toàn)

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra tại cửa hàng 79 Phạm Hùng, Hà Nội và truy cập website của XETỐT360 để cập nhật những sản phẩm tốt nhất và nguyên bản nhất.

 
Risk Warning

Risk Warning: Your capital is at risk. Leveraged products may not be suitable for everyone. Please consider our Risk Disclosure. Sản phẩm với đòn bẩy có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, hãy cân nhắc khi dùng số tiền của bạn.

Top